Thiết kế Akizuki (lớp tàu khu trục) (2010)

Thân tàu

JDS Teruzuki (DD-116) trong quá trình hoàn thiện tại Nhà máy đóng tàu NagasakiJDS Fuyuzuki (DD-118) trong lễ hạ thủy tại Nhà máy đóng tàu Tamano vào ngày 22 tháng 8 năm 2012

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai trong một thời gian dài Nhật Bản chỉ tập trung vào phát triển kinh tế, công nghiệp quốc phòng Nhật Bản chỉ hoạt động hạn chế chủ yếu đảm bảo cung cấp cho Cục phòng vệ Nhật Bản (nay là Bộ Quốc phòng Nhật Bản).

Tuy nhiên, với việc Triều Tiên, Trung QuốcNga liên tiếp tiến hành thử nghiệm và đưa vào hoạt động các loại tên lửa đạn đạo mới, điều này đã tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh của Nhật Bản. Trước tình hình đó, JMSDF đã quyết định tiến hành phát triển tàu khu trục lớp Kongo và Atago chuyên biệt cho nhiệm vụ phòng thủ tên lửa đạn đạo. Bên cạnh đó, trước các mối đe dọa từ sự gia tăng liên tục các lớp tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường mới của Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAN), các lãnh đạo của JMSDF nhận thấy cần phải thiết kế thêm một lớp tàu mới nữa cho nhiệm vụ bảo vệ các tàu khu trục lớp KongoAtago trước các cuộc tấn công từ dưới mặt nước và bảo đảm phòng không ở các tầm gần và trung bình, tạo điều kiện cho các tàu lớp Kongo và Atago tập trung thực hiện nhiệm vụ phòng thủ tên lửa đạn đạo.

Vào năm 2007, MHI đã tiến hành chương trình phát triển lớp tàu khu trục mới dựa trên cơ sở tàu khu trục lớp Takanami và định danh là lớp Akizuki. Về cơ bản, tàu khu trục lớp Akizuki có phần boong sau và cách bố trí hệ thống động lực tương tự như tàu lớp Takanami, các thay đổi tập trung ở hệ thống điện tử, vũ khí và khu vực boong trước của tàu. Hệ thống điện tử và vũ khí của tàu có nhiều cải tiến lớn so với các lớp tàu trước. Cấu trúc thượng tầng của tàu được thiết kế lại hoàn toàn để tăng cường khả năng tàng hình. Phần thượng tầng của tàu cao hơn và cột buồm hơi nghiêng ra phía sau hơn so với tàu Takanami. Toàn bộ bề mặt tàu được phủ một lớp sơn đặc biệt có khả năng hấp thu sóng điện từ, thiết kế này làm giảm tới 60% diện tích phản hồi radar, giúp cự ly phát hiện Akizuki giảm đi rất nhiều nếu so sánh với các chiến hạm tương đương. Phía trên tháp chỉ huy được bố trí hai mảng anten của radar băng tần kép.

Tháng 7 năm 2009, chiếc tàu đầu tiên của lớp, JDS Akizuki (DD-115), được đặt lườn. Tàu được hạ thủy vào tháng 10 năm 2010. Tháng 3 năm 2012, JDS Akizuki (DD115) chính thức được đưa vào phục vụ trong biên chế của JMSDF. Trong giai đoạn 2010-2014, ba tàu còn lại của lớp Akizuki cũng đã được Nhà máy đóng tàu đóng tàu Nagasaki của MHI, Nhà máy đóng tàu Tamano của Mitsui Engineering & Shipbuilding tiến hành đóng mới và đưa vào hoạt động.

Tàu có chiều dài 150,5 mét, rộng 18,3 mét, mớn nước 5,3 mét, lượng giãn nước tiêu chuẩn 5.050 tấn, đầy tải 6.800 tấn. Biên chế thủy thủ đoàn của tàu là 200 người.[1][2][3][4]

Hệ thống động lực

Tàu khu trục lớp Akizuki được trang bị hệ thống động lực kết hợp tuabin khí COGAG (tức là kiểu hệ thống động cơ kết hợp 2 tuabin khí để quay một chân vịt) bao gồm: 4 động cơ tuabin khí Kawashaki Spey SM1C (sản xuất theo giấy phép của Rolls-Royce) 16.000 mã lực và 3 máy phát điện tuabin khí Kawasaki M1A-35 công suất 2.400 kW. Các động cơ này kết nối với nhau thông qua 3 hộp số và 2 bộ ly hợp, truyền động ra 2 chân vịt 5 lá cung cấp công suất đầu ra tổng cộng 100.000 mã lực. Sự kết hợp này giúp tiết kiệm nhiên liệu, giảm tối đa tiếng ồn khi hoạt động, đồng thời, giảm chi phí, kéo dài thời gian giữa 2 lần bảo dưỡng. 4 động cơ tuabin khí của tàu có khả năng chuyển từ trạng thái nguội sang trạng thái công suất cực đại trong vòng 15 phút. Ngoài ra, tàu còn được lắp đặt bộ tản nhiệt tiên tiến giúp giảm đối đa bức xạ hồng ngoại khi hoạt động, nâng cao khả năng tránh các biện pháp dò tìm bằng hồng ngoại của đối phương. Hệ thống động lực này giúp tàu đạt tốc độ tối đa đạt 30 hải lý/h (56 km/h) phạm vi hoạt động 4.500 hải lý, tốc độ hành trình 18 hải lý/h, tàu có khả năng hoạt động liên tục 50 ngày trên biển.

Hệ thống động lực COGAG có thời gian hoạt động tới 30.000 giờ trước khi cần đại tu. Để đảm bảo cho các động cơ này hoạt động hiệu quả, những binh sĩ kỹ thuật thuộc JMSDF làm việc dưới khoang máy của tàu phải luôn túc trực 24/24 không lúc nào ngơi việc dù toàn bộ hệ thống trên tàu đều được điều khiển, kiểm soát và giám sát một cách hoàn toàn tự động. Làm việc trong môi trường có tiếng ồn lớn yêu cầu những binh sĩ JMSDF làm việc trong phòng máy trên tàu luôn phải mang theo nút bịt tay để tránh thính giác của mình bị ảnh hưởng, tuy nhiên nút bịt tay này cũng chỉ hạn chế được phần nào tiếng ồn, sau một thời gian dài làm việc trong phòng máy trên tàu phần lớn các binh sĩ đều bị lãng tai dần.

Hầu hết trang thiết bị trên tàu kể cả trong khoang máy cũng đều được tự động hóa và điều khiển qua máy tính hoàn toàn. Hệ thống giám sát sẽ theo dõi sát sao các thông số của hệ thống động cơ, đưa ra các cảnh báo kịp thời để các binh sĩ khắc phục, trong trường hợp một trong các động cơ gặp sự cố, bộ ly hợp cho phép ngắt hoạt động của động cơ để tiến hành sửa chữa mà không ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của tàu. Dù được tự động hóa khá nhiều, tuy nhiên công việc chính của những binh sĩ kỹ thuật lại là bảo dưỡng các thiết bị trên tàu để đảm bảo chúng hoạt động với hiệu suất cao nhất. Với một hệ thống lớn tới 4 động cơ và 30 tuabin khí, các binh sĩ kỹ thuật phục vụ trong khoang máy trên các tàu khu trục lớp Akizuki thường ít khi được ngơi tay.

Bảo dưỡng các chi tiết nhỏ là công việc khó khăn hơn cả dù không cần phải chui rúc vào những góc nóng nực chật hẹp của khoang máy nhưng các binh bĩ kỹ thuật lại phải đảm bảo được độ chính xác cao và yêu cầu thêm cả sự khéo léo nữa. Các chi tiết nhỏ trên tàu có thể là các hệ thống cảm biến, các hệ thống chíp điều khiển của các thiết bị máy tính.[1][2][3][4]